Câu hỏi: Chào chuyên mục tư vấn nha khoa Paris. Tôi bị sâu 2 chiếc răng hàm và thường xuyên bị đau nhức ở chỗ 2 chiếc răng sâu này. Tôi đã đi khám ở một nha khoa gần nhà, bác sĩ bảo rằng cần phải lấy tủy rồi mới khắc phục răng sâu được. Nhưng tôi vẫn còn băn khoăn không biết có nên lấy tủy răng không, tôi sợ sau khi lấy tủy răng bị ê buốt khó chịu. Mong bác sĩ tư vấn! (Mai Hà Thanh, Hà Nội)
Trả lời:
Chào bạn Hà Thanh!
Cảm ơn bạn đã quan tâm tin tưởng và gửi thắc mắc về cho chuyên mục. Với câu hỏi của bạn về "Trước khi
hàn trám có nên lấy tủy răng không?" chúng tôi xin được giải đáp ngắn gọn như sau:
1/ Trước khi hàn trám có nên lấy tủy răng không?
Theo sự nhận định của các chuyên gia, bác sĩ nha khoa đầu ngành cũng như theo quan điểm của chúng tôi thì bạn không nên lấy tủy răng nếu không thật sự cần thiết.
Bởi những răng đã bị lấy tủy sẽ không còn khỏe và chắc chắn như những chiếc răng còn tủy, vì thế sau khi lấy tủy để hàn trám răng bạn không nên ăn nhai những vật cứng bằng những răng đó để tránh răng gãy, vỡ, mẻ.
Trước khi hàn trám có nên lấy tủy răng không?
Để bạn có thể dễ hiểu hơn, hãy so sánh độ bền dẻo giữa một cây đang sống xanh tươi với một cây gỗ (Cây đã chết), có thể trong thời gian đầu mức độ chịu lực giữa 2 cây này sẽ không có sự chênh lệch nhiều, nhưng sau 8-10 năm bạn sẽ thấy có sự thay đổi lớn và răng còn tủy với răng đã chữa tủy cũng tương tự như vậy.
Một chiếc răng sống của bạn có thể sử dụng và tồn tại suốt đời nếu bạn chăm sóc đúng cách. Còn với những răng đã lấy tủy thì độ bền chỉ duy trì được từ 15 đến 25 năm, càng lâu về sau răng sẽ càng dễ bị mẻ, vỡ... thậm chí là bị gãy ngang răng.
Chính vì vậy bạn cần phải cân nhắc kỹ xem trước khi thực hiện trám răng lấy tủy hay không ?
2/ Các bước khắc phục răng bị viêm tủy hiệu quả triệt để
Hiện nay nha khoa Paris là địa chỉ nha khoa uy tín, được nhiều người tin tưởng ủng hộ điều trị những bệnh lý răng miệng với một quy trình an toàn, đảm bảo vô trùng tuyệt đối và điều trị tủy cũng vậy.
Quy trình thực hiện lấy tủy răng tại nha khoa Paris được các nha bác sĩ tiến hành theo từng bước như sau:
✽ Bước 1: Thăm khám và chụp phim
Bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám tổng quát tình trạng răng miệng rồi cho chụp phim vùng răng bị viêm tủy để có thể xác định tình trạng viêm ra sao và có phương án hỗ trợ điều trị phù hợp nhất.
✽ Bước 2: Tiến hành gây tê
Để đảm bảo trong suốt quá trình lấy tủy răng bệnh nhân không gặp bất cứ nguy hiểm nào bạn sẽ được nha sĩ tiến hành gây tê, với các trường hợp bị dị ứng với thuốc tê và bệnh tiểu đường... bác sĩ sẽ dùng thuốc diệt tủy thay thế cho thuốc tê.
Quy trình lấy tủy răng đảm bảo an toàn theo tiêu chuẩn Pháp tại nha khoa Paris
✽ Bước 3: Đặt đê cao su
Đặt đê cao su là quy trình lấy tủy răng bắt buộc phải thực hiện vì nó rất quan trọng, giúp tránh một số hóa chất từ thuốc bơm rửa cũng như dụng cụ rơi vào đường tiêu hóa gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bệnh nhân.
✽ Bước 4: Mở tủy - lấy tủy - tạo hình ống tủy
Ở bước này bác sĩ sẽ dùng mũi khoan, giũa để mở đường tủy, từ đó hút sạch tủy bị viêm bằng dụng cụ chuyên dụng. Đồng thời việc tạo ống tủy kết hợp với quá trình bơm rửa sẽ đảm bảo không còn vi khuẩn nào có thể sót lại bên trong và đối chiếu với phim X-quang đo chiều dài chân răng để ống tủy tạo hình chuẩn.
✽ Bước 5: Tiến hành trám ống tủy
Sau khi tạo ống tủy và làm sạch, không còn triệu chứng
đau nhức răng và viêm nhiễm, ống tủy sẽ được trám lại công nghệ hàn trám răng Laser Tech - thế hệ phục hình răng mới nhất đến từ Pháp, đem lại kết quả hài lòng cho tất cả khách hàng đã từng sử dụng dịch vụ tại nha khoa thẩm mỹ Paris. Bác sỹ cũng sẽ chụp phim để kiểm tra lại.
✽ Bước 6: Hoàn thiện quy trình lấy tủy
Quy trình lấy tủy răng sẽ kết thúc với việc bác sỹ hàn trám vết tủy và hẹn lịch tái khám để chắc chắn rằng việc loại bỏ tủy bị viêm nhiễm là triệt để.
Trên đây là những điều chúng tôi muốn chia sẻ với bạn về băn khoăn "Trước khi hàn trám có nên lấy tủy răng không?". Nếu còn bất kỳ băn khoăn nào bạn vui lòng liên hệ ngay tới nha khoa Paris hoặc gửi câu hỏi theo form đăng ký dưới đây để được giải đáp một cách cụ thể nhất.