Theo tiến trình mọc răng và phát triển cấu tạo hàm ở con người, cứ xương dài ra tới đâu thì răng mọc thêm tới đó, răng sữa rụng tới đâu thì răng vĩnh viễn trồi lên đúng lúc cho đến khi đủ số răng.
Vì răng sữa ở trẻ chỉ có 20 cái, nên chỉ có 20 vị trí răng vĩnh viễn mọc lên đúng vị trí của răng sữa. Số răng vĩnh viễn còn lại mọc lên tại các vị trí trống khác. Răng khôn cũng là những chiếc răng mọc lên tại các vị trí trống. Nhưng nó thường mọc ở vị trí sâu nhất của hàm. Mà chỉ đến khi chúng ta phát triển đến một độ tuổi nhất định, xương hàm đủ dài để mọc thêm răng thì mói có xương để cho mầm răng khôn phát triển. Bởi thế, răng khôn chỉ có đủ điều kiện để mọc khi chúng ta trường thành, tức là sau khoảng 18 tuổi đến 25 tuổi. Sau khoảng thời gian này, xương hàm có xu hướng co lại hoặc tiêu bớt, nên không có đủ điều kiện để răng mọc. Chỉ có một số trường hợp ngoại lệ, xương hàm ổn định lâu, thời gian phát triển dài thì mới xảy ra tình trạng mọc răng khôn trễ hơn.
Trong điều kiện chức năng của răng khôn không rõ ràng, mà sự tồn tại của nó lại ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe răng miệng thì cách an toàn nhất là nên nhổ bỏ. Theo thông tin cung cấp bởi bác sỹ tại Nha khoa Hoàn Mỹ, nguy cơ viêm tủy và xương hàm tại vị trí răng khôn cao hơn gấp nhiều lần tại các vị trí khác.
Bởi khi thức ăn dắt bám trong khoảng giữa của răng khôn và răng hàm bên cạnh khó làm sạch, dễ sinh sâu răng. Mà biến chứng sâu răng dẫn đến viêm tủy khi đi từ mặt bên của răng xuống sẽ nhanh chóng hơn nhiều so với khi đi từ mặt trên của răng xuống. Nhổ răng hàm, chính là không để tình trạng nguy hiểm này xảy ra.
Còn rất nhiều những tác hại khác của việc duy trì răng khôn mọc lệch mà bạn nên biết. Thông tin sẽ được cung cấp và tư vấn đầy đủ bởi bác sỹ tại nha khoa Hoàn Mỹ. Bạn có thể liên hệ hoặc gửi câu hỏi để được chúng tôi gọi lại tư vấn trong thời gian sớm nhất về các hiện tượng mọc răng khôn ở người lớn.
Tìm hiểu thêm : nhổ răng khôn ở đâu ?